Bình đẳng giới được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước, nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Quyền phụ nữ, quyền bình đẳng giới là một nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời là những giá trị chính trị, pháp quyền đáng trân trọng. Để hiểu thêm về điều này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua cuốn sách Giới, bình đẳng giới và phát triển bền vững.
Khái niệm bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới cần nhận được những đối xử công bằng trừ trường hợp có một lý do hợp lý về mặt sinh học để đối xử khác biệt. Khái niệm này dựa trên Tuyên bố Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, với mục tiêu cơ bản là nhằm cung cấp sự bình đẳng về mặt luật pháp cũng như bình đẳng trong vị thế xã hội, đặc biệt là trong hoạt động bầu cử và bảo đảm trả lương công bằng. Một ví dụ điển hình là Tu chính án Quyền Bình đẳng ở Hoa Kỳ.
Cuốn sách "Giới, bình đẳng giới và phát triển bền vững" trình bày các vấn đề liên quan đến quá trình đạt tới bình đẳng giới, mối quan hệ hữu cơ, tất yếu, khác quan giữa bình đẳng giới, nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này trong sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại.
Sau nhiều thế kỷ âm thầm sống trong sự quản chế của chế độ phụ hệ, sự biến đổi về chính trị và kinh tế khiến phụ nữ dần dần nhận thức lại được vai trò của mình. Manh nha từ rất lâu trong lòng xã hội mà định kiến “ trong nam khinh nữ” đã được xác lập từ lâu đời, đây đó, thi thoảng, phụ nữ lại cô gắng trỗi dậy đòi quyền sống nhưng đó chỉ là những cơn sóng tự phát.
Phải chở đến cuối thể kỷ XIX, cụ thể là từ năm 1865. Phong tào đầu tiên đấu tranh đòi quyền tuyển cử cho nữ giới do Rm. Pankhurs sáng lập ở Anh mới châm ngòi nổ thực sự cho làn sóng đấu tranh đòi quyền sống. Quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ đó, phong trào phụ nữ như một dây cháy chậm âm ỷ lan tỏa khắp châu Âu.
Bất bình đẳng giới là nguồn gốc cơ bản về lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần trở thành xung đột và kéo theo hậu quả tiêu cực về mặt xã hội và gia đình. Do vậy, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là giải phóng phụ nữ - giải phóng một nửa của xã hội và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững. Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng không phải chỉ vì phụ nữ, cũng không phải chỉ là vấn đề của phụ nữ mà còn là vì nam giới, là vấn đề của cả nam giới. Để có sự bình đẳng giới một cách thiết thực, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả nam giới và nữ giới.
Sưu tầm