TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CÁN BỘ, HỘI VIÊN PHỤ NỮ VÀ THỰC HIỆN PHONG TRÀO “CHỐNG RÁC THẢI NHỰA”

TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CÁN BỘ, HỘI VIÊN PHỤ NỮ VÀ THỰC HIỆN PHONG TRÀO “CHỐNG RÁC THẢI NHỰA”

Ngày 30/10/2018 TW Hội LHPN Việt Nam phát động, triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, sau đây là một số câu hỏi có nội dung tuyên truyền về kiến thức về phòng chống rác thải nhựa, Ban biên tập Bản tin phụ nữ Hải Dương xin giới thiệu tới các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh làm tài liệu tuyên truyền, sinh hoạt hội viên:

Câu 1: Túi nilon được làm từ nguyên liệu nào, đặc tính của nó như thế nào?

Túi nilon chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polyetilen (PE) và polypropilen (PP). Túi nilon có đặc tính như: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém.

Túi nilon HDPE là loại túi được sản xuất từ nhựa HDPE có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình, độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, dễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát. Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi nilon đựng hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ.

Túi nilon LDPE là túi nhựa làm bằng màng, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn và chất lượng túi tốt hơn so với túi HDPE. Túi LDPE thường gặp có khổ lớn, thường in quảng cáo sản phẩm, logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp.

Túi nilon làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HDPE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn và khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hóa, hoặc màng chít pallet bọc hàng hóa – thực phẩm.

Câu 2: Ảnh hưởng của túi nilon đối với sức khỏe và môi trường sống?

Khi sản xuất túi nilon, người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng, chất dẻo…, đều là những chất gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia độc hại chứa trong túi nilon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, một số chất hóa dẻo có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Nếu sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm có tính axit như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại tạo chất có thể gây ung thư.

Bên cạnh đó, túi nilon là vật liệu rất khó để phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường, nên việc sử dụng túi nilon sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, rác thải từ túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan môi trường.

Câu 3: Những thói quen nguy hiểm khi dùng đồ nhựa là gì?

- Sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng, chất mặn, chua.

- Sử dụng túi nilon để đựng thức ăn chế biến sẵn, nhất là những loại thực phẩm nóng.

- Muối dưa, cà trong các thùng nhựa rẻ tiền.

- Thích dùng những đồ nhựa có màu sắc như đỏ, xanh, cam, tím.

- Đựng dầu ăn, nước mắm, muối, gạo… bằng đồ nhựa.

- Tái sử dụng đồ nhựa nhiều lần cũng gây hại cho sức khỏe

Câu 4: Cách nhận biết nhựa có độc như thế nào?

Muốn nhận biết nhựa có tính độc hay không, hãy dùng kéo cắt một miếng túi đựng thực phẩm cho vào lửa và quan sát:

- Nhựa không có tính độc thì rất dễ cháy. Sau khi đã kéo ra khỏi lửa vẫn còn tiếp tục cháy và có chảy chất nước lỏng, không bốc khói.

- Ngược lại nhựa có tính độc thì khó cháy, khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm. Khi cháy bốc khói và có mùi khét lạ.

Ngoài ra, trọng lượng nhựa có tính độc thường lớn hơn, thả vào nước để chìm xuống, còn loại không độc thì nhẹ và dễ nổi trong nước. Nhựa có độc sờ vào thấy mềm mại hơn, trên bề mặt có gợn những hạt nhỏ li ti như hạt cát nhỏ. Nhựa không độc sờ vào trơn mượt như kiểu sáp ong.

Câu 5: Lời khuyên nào cho người sử dụng túi nilon để giảm thiểu tối đa tác hại mà nó mang lại?

- Cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thường bằng cách sử dụng túi nhiều lần và có khả năng phân hủy sinh học khi đi mua hàng.

- Không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua.

- Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi trường thu gom và tiêu hủy theo quy định.

Câu 6: Một số cách đơn giản để giảm thiểu rác thải nhựa là gì?

- Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa, thay vì sử dụng ống hút nhựa, bạn có thể chọn dùng loại ống hút làm từ thép không gỉ hoặc ống hút làm từ tre dùng nhiều lần và cần bảo quản và vệ sinh đúng cách, những chiếc ống hút tái sử dụng có thể dùng lại nhiều lần mà không lo các vấn đề như nấm mốc, vi khuẩn.

- Hạn chế dùng kẹo cao su.

- Mua đồ có bao bì hộp giấy thay vì chai/hộp nhựa

- Mua số lượng lớn như mua những loại thực phẩm và lương thực như gạo, mì ống, đậu, các loại hạt, ngũ cốc… nếu bạn lựa chọn mua với số lượng lớn đầy ắp túi đựng hoặc đồ chứa có thể tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc và bao bì.

- Dùng lọ thủy tinh có thể tái sử dụng. Bạn có thể mua nhiều loại thực phẩm được đựng trong bình/lọ thủy tinh thay vì bằng nhựa… Thay vì dùng túi nhựa để mang theo chúng khi bạn mua thực phẩm…

- Dùng chai lọ hay đồ dùng như đũa, muỗng, nĩa có thể tái sử dụng. Chỉ cần thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa, bạn đã giúp hạn chế rất nhiều chất thải không cần thiết.

- Mang theo đồ đựng của riêng bạn có thể.

- Trả lại đồ đựng hàng hóa có thể tái sử dụng

- Dùng chất tẩy rửa tự chế bằng nguyên liệu xanh – sạch.

Câu 7: Tiêu hủy túi nilon như thế nào cho đúng cách?

Người tiêu dùng cần phân loại rác thải là túi nilon ngay sau khi sử dụng để công ty môi trường thu gom và tiêu hủy hoặc tái sản xuất để đảm bảo an toàn về môi trường.

Không được tự ý chôn lấp vì sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước, cũng không được đem đốt cháy nilon sẽ tạo thành khi cacbonic, metan là những chất gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí sinh ra dioxin là chất cực độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường sống của con người.

Các tin mới hơn
Giới thiệu những điểm mới của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khoá XIII(14/11/2022)
HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CỦA CÁC CẤP HỘI(14/11/2022)
Hội LHPN Việt Nam: Các dấu mốc lịch sử(14/11/2022)
ĐIỀU LỆ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM(14/11/2022)
Phong trào thi đua, chỉ tiêu nhiệm kỳ, nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027(14/11/2022)
Các tin cũ hơn
Thông tin tuyên truyền: Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030(24/02/2020)
ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC HỘI NĂM 2020(14/02/2020)
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Cổng thông tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương
Địa chỉ: Đường Đỗ Ngọc Du, Phường Tân Bình, TP. Hải Dương
Điện thoại: 0320 3.897590 Fax 0320.3.897.593
Trưởng Ban biên tập: Bà Trần Thị Thanh Thảo - Chủ tịch Hội
 
 
http://dochoi.haiduong.net.vn http://haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín