Biết lắng nghe
Lắng nghe là yếu tố đầu tiên để bạn hiểu con hơn. Nhiều bậc cha mẹ cực đoan, ép buộc con làm theo những điều mình muốn mà không cho con cơ hội để giải thích. Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi, lo lắng và nghi ngờ. Chính vì vậy, hãy lắng nghe và cho con biết rằng bạn luôn quan tâm tới suy nghĩ, ý tưởng và hành động của con.
Thể hiện tình yêu vô điều kiện
Cha mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng sẽ khác nhau ở cách thể hiện tình cảm ra bên ngoài. Một cái ôm mỗi ngày và những lời yêu thương sẽ khiến con bạn cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Tuy nhiên, không nên yêu thương theo cách quá bao bọc, điều này sẽ khiến trẻ ỷ lại.
Dành thời gian chất lượng cho con
Có một sự khác biệt giữa dành thời gian và dành thời gian chất lượng cho con. Bạn nên cố gắng tận dụng tối đa thời gian tương tác với con, bằng cách chơi trò chơi, kể chuyện hay hát cho con nghe. Điều này sẽ thắt chặt sợi dây liên kết cảm xúc của bạn với con.
Mềm dẻo, công bằng và thân thiện
Bạn nên thiết lập nội quy kỷ luật ở nhà. Các quy tắc nên công bằng và có sự trừng phạt khi con vi phạm. Tuy nhiên, hình phạt không nên quá khắc nghiệt. Hãy nhớ, trong mọi trường hợp, việc giao tiếp cần thân thiện, mềm dẻo và không đe dọa.
Làm gương
Cha mẹ nên là tấm gương sáng để các con học theo. Những gì bạn nói và làm nên nhất quán với nhau. Bởi vì, trẻ có xu hướng học và làm theo y hệt những gì cha mẹ chúng đã làm.
Khen ngợi
Thay vì luôn cấm cản thì hãy nhẹ nhàng nói cho con biết những điều nên và không nên. Hãy dành cho con những lời khen ngợi và công nhận những việc tốt con làm. Bạn cũng có thể thưởng cho con về những thành tích mà con đạt được. Việc khen ngợi sẽ tạo động lực và niềm tin cho trẻ cố gắng hơn nữa.
Đặt bản thân mình vào vị trí của con
Trước khi đánh giá hành vi của con, bạn cần hiểu quan điểm của chúng. Hãy nhớ lại bạn đã hành xử thế nào khi còn là một đứa trẻ. Thay vì phán xét, hãy cho con cơ hội giải thích hành vi của mình.